Tuyên ngôn về Nhân quyền Thuyết_tương_đối_văn_hóa

Sự chuyển đổi của thuyết tương đối văn hóa trở thành một công cụ tự nghiên cứu đối với thuyết tương đối đạo đức xảy ra trong bối cảnh Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đang chuẩn bị cho Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Melville Herskovits chuẩn bị một dự thảo "Tuyên ngôn về Nhân quyền" đã được Ban Chấp hành Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ sửa đổi, nộp cho Ủy ban Nhân quyền, và sau đó được xuất bản.[15] Tuyên ngôn này bắt đầu với một lời giải thích khá đơn giản của sự liên quan của thuyết tương đối văn hoá:

Vấn đề ở đây là để xây dựng một tuyên ngôn về nhân quyền không chỉ dừng lại ở tôn trọng giữa cá nhân với cá nhân. Nó còn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về từng cá nhân trong xã hội mà họ là một thành viên, những người sẽ chấp nhận chế độ quy định hành vi của họ, và với những người quyết định số phận của mình sẽ gắn bó chặt chẽ.

Phần lớn các báo cáo này quan tâm nhấn mạnh tới "Tuyên ngôn về Nhân quyền" đang được chuẩn bị chủ yếu bởi người dân các xã hội phương Tây, thực sự của phương Tây, nhưng xa hơn là mang tính phổ quát:

Vấn đề hiện tại rất phức tạp với sự thật là "Tuyên ngôn về Nhân quyền" phải mang tính ứng dụng toàn cầu. Nó phải bao dung và nhận thức giá trị của nhiều phương thức sống khác nhau. Nó sẽ không thuyết phục đối với người Indonesia, người châu Phi, người Trung Quốc nếu chỉ dựa trên những kế hoạch tương tự trong các tài liệu của thời kì trước.

Nhân quyền trong thế kỉ XX không thể bị hạn chế bởi những chuẩn mực của bất kì nền văn hóa đơn lẻ nào, hoặc là bị chi phối bởi nguyện vọng của bất kì một ai. Một tài liệu như thế sẽ đem đến sự thất vọng, không thể hiện thực hóa nhân cách của hầu hết con người.

Mặc dù tuyên ngôn này có thể được hiểu như thủ tục (khi mà Ủy ban phải quan tâm tới người dân của các nền văn hóa đa dạng, nhất là khi nền văn hóa đó đã hoặc đang chịu sự xâm lược của châu Âu và các đế quốc), tài liệu này kết thúc với hai tuyên bố:

  • Ngay cả khi hệ thống chính trị hiện tại vẫn phủ nhận công dân có quyền tham gia vào chính phủ của họ, hoặc tìm cách chinh phục các dân tộc yếu hơn, các giá trị văn hóa cơ bản có thể được đưa ra để mang lại cho các dân tộc của các quốc gia đó cho một sự hiện thực hóa về những hậu quả hành vi của chính phủ của họ, và do đó thực thi một sự kìm hãm phân biệt đối xử và chinh phục.
  • Một chuẩn mực mang tính toàn cầu về tự do và bình đẳng, dựa trên nguyên tắc con người chỉ tự do khi mà họ được sống trong xã hội định nghĩa quyền tự do, quyền cơ bản của họ là được công nhận như một thành viên trong xã hội

Những tuyên bố này ngay lập tức nhận được sự phản hồi từ một số nhà nhân chủng học. Julian Steward (người đã từng là sinh viên của Alfred Kroeber và Robert Lowie và là giáo sư tại Đại học Colombia, chắc chắn kế thừa luận điểm của Boas) cho rằng tuyên bố đầu tiên "có thể loại trừ Đức ra khỏi chủ trương khoan dung", nhưng nó cũng chỉ ra lỗi sai cơ bản trong thuyết tương đối đạo đức: Hoặc là chúng ta chịu đựng tất cả mọi thứ, và khoanh tay đứng nhìn, hoặc chúng ta chiến đấu không khoan dung và không khuất phục - chính trị và kinh tế cũng như quân sự - trong tất cả các hình thức của họ". Tương tự, ông đặt ra câu hỏi liệu rằng quy luật thứ hai nghĩa là các nhà nhân chủng học "chấp nhận hệ thống đẳng cấp xã hội ở Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp chủng tộc ở Hoa Kỳ, hay tất cả các biến thể khác của sự phân biệt xã hội trên thế giới".[16] Steward và những người khác[17] cho rằng bất cứ nỗ lực để áp dụng các nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa đến vấn đề đạo đức sẽ chỉ kết thúc trong sự mâu thuẫn: Hoặc là một nguyên tắc bảo vệ cho sự khoan dung sẽ kết thucs bởi lời bào chữa cho sự thiếu khoan dung, hoặc nguyên tắc khoan dung này được biết rằng sẽ không dung nạp bởi những xã hội (được cho là ở phương Tây) thiếu giá trị dung sai. Họ kết luận rằng nhân chủng học phải gắng liền với khoa học, và tham gia vào những cuộc tranh luận về giá trị cá nhân.